Bệnh Sưng Phù Đầu Ở Gà – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh

0
(0)

Bệnh sưng phù đầu ở gà có tính truyền nhiễm rất nhanh, khiến đàn gà suy giảm hệ miễn dịch và dễ mắc thêm nhiều bệnh nguy hiểm khác. Bạn đã có những kiến thức cần thiết về căn bệnh này để phòng ngừa và chữa trị bệnh kịp thời cho đàn gà hay chưa? Tìm hiểu ngay cùng DAGA666.

Link đăng kí chơi cá cược đá gà – Link Vip – Link không bị chặn

10

1. Tìm hiểu về bệnh sưng phù đầu ở gà

Bệnh sưng phù đầu ở gà hay còn gọi là bệnh viêm mũi truyền nhiễm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Gà khi mắc bệnh này sẽ bị giảm khả năng miễn dịch và dễ nhiễm các vi khuẩn, virus nguy hiểm khác. Sau đây là nguyên nhân và triệu chứng cụ thể mà bạn cần nắm rõ để phòng tránh phát hiện bệnh sớm ở đàn gà.

Gà bị sưng phù đầu mặt
Gà bị sưng phù đầu mặt

Nguyên nhân gây ra bệnh phù đầu ở gà

Gà mắc chứng sưng phù đầu khi nhiễm phải vi khuẩn Gr (-) Haemophilus gallinarum. Trong đó, gà con từ 4 tuần tuổi trở lên sẽ nhạy cảm với vi khuẩn và dễ mắc bệnh hơn. Đây là căn bệnh có khả năng lây nhiễm cao, lên tới 100% nếu chăn nuôi theo đàn với mật độ dày. Các phương thức truyền nhiễm bệnh gà:

  • Lây trực tiếp qua đường không khí, từ gà bệnh sang gà khỏe. Đặc biệt là gà mới nhập vào đàn nhưng chưa qua kiểm dịch.
  • Lây nhiễm gián tiếp qua chất thải chuồng trại hoặc cho gà chung máng ăn máng uống có chứa vi khuẩn.

Bệnh có nguy cơ bùng phát mạnh khi chuồng trại có nhiều khí độc (CO2, NH3…) do vệ sinh kém.

Triệu chứng nhận biết

Gà nhiễm vi khuẩn có thể ủ bệnh từ 2 – 10 ngày. Khi nhận thấy gà có những triệu chứng sau đây thì bạn nên cách ly quan sát:

  • Đầu hoặc mặt sưng phù.
  • Mũi chảy ra dịch viêm. Bệnh càng nặng thì dịch càng đặc, trông như mủ trắng vón cục. Hai bên mũi phình to. Gà bị khò khè, khó thở, phải thở bằng miệng.
  • Hai mí mắt dính lại, không mở ra được hoặc chỉ mở hé. Gà bị viêm kết mạc.
  • Một số trường hợp bệnh nặng, gà có thể bị ảnh hưởng đến hệ thần kinh do mắc thêm vi khuẩn E.coli. Các triệu chứng mới như: Vẹo đầu hoặc lắc đầu liên tục, đi lại khó khăn,…
  • Đối với gà đẻ, nếu mắc bệnh thì tỷ lệ đẻ giảm từ 10 – 40% do gà giảm ăn.

Các triệu chứng bệnh có thể kéo dài tới 2 tuần và gà sẽ tạo được miễn dịch tự nhiên trong khoảng 2 – 3 tháng. Tuy nhiên, dù có miễn dịch nhưng cơ thể chúng nhiễm vi khuẩn thì vẫn có thể lây lan cho đàn gà.

Thuốc trị sưng phù đầu ở gà
Thuốc trị sưng phù đầu ở gà

2. Thuốc trị bệnh phù đầu ở gà

Vi khuẩn gây bệnh sưng phù đầu ở gà rất nhạy cảm với các loại kháng sinh như: Ampicillin, Streptomycin, Tylosin, Neomycin, Spiramycin, Kanamycin. Bạn có thể pha trực tiếp kháng sinh vào thức ăn hoặc hòa với nước uống theo liều lượng được chỉ dẫn. Thời gian dùng kháng sinh tốt nhất nên kéo dài đủ 5 – 7 ngày.

Sau đó, cho gà dùng men probiotic trong 7 ngày tới để chúng mau phục hồi, đường ruột khỏe mạnh hơn.

Như đã nói ở trên thì gà bị sưng phù đầu còn dễ mắc các bệnh kế phát do mầm bệnh thường gặp như: E.coli, tụ huyết trùng, trực khuẩn ho gà, trực khuẩn mủ xanh, bệnh ORT ở gà. Khi đó, bạn cần cách ly sớm, tiến hành phun khử khuẩn toàn bộ chuồng trại. Đồng thời, chữa cho gà bệnh theo các bước:

  • Mua thuốc điều trị theo triệu chứng bệnh cụ thể.
  • Sử dụng kháng sinh theo dạng tiêm cho gà đã cách ly. Trộn hoặc pha vào thức ăn nước uống đối với toàn bộ đàn gà có nguy cơ mắc bệnh. Liệu trình này từ 3 – 5 ngày.
  • Kết hợp cho gà dùng thêm các loại thực phẩm bổ sung vitamin A, D, E, C, thuốc giải độc, bổ gan thận, men tiêu hóa,…

3. Lưu ý về các biện pháp phòng bệnh

Chăn nuôi gia cầm, dù ở quy mô lớn hay nhỏ thì các công tác phòng bệnh dịch luôn cần được chú trọng vào: Vệ sinh chuồng trại, chế độ dinh dưỡng, tiêm vacxin,… Cụ thể:

  • Chủ động phòng ngừa bằng việc giữ vệ sinh chuồng trại luôn sạch sẽ. Làm chuồng chọn hướng đón nắng, thoáng gió, tránh ẩm ướt.
  • Khử trùng chuồng trại định kỳ. Khử trùng máng ăn máng uống. Nền chuồng nên rắc men vi sinh khử khuẩn.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng lứa tuổi và loại gà. Bổ sung các thực phẩm, thực phẩm chức năng giàu vitamin, chất khoáng để tăng sức đề kháng tự nhiên cho đàn gà.
  • Theo dõi thường xuyên tình hình ăn uống, vận động của đàn gà để phát hiện sớm gà có dấu hiệu bệnh.
  • Tiêm vacxin theo đúng lứa tuổi cho đàn gà và các mũi nhắc lại đúng định kỳ.
  • Nếu nhập thêm gà mới thì nên nuôi nhốt riêng để quan sát trước khi nhập chuồng trại chung.

Lưu ý rằng một số con gà đã hình thành miễn dịch tự nhiên với vi khuẩn gây bệnh sưng phù đầu nhưng bản thân chúng vẫn có thể mang mầm bệnh. Bởi vậy nên bạn không được chủ quan, lơ là bất kỳ khâu phòng bệnh nào. 

Hội chứng sưng phù đầu trên gà
Hội chứng sưng phù đầu trên gà

Lời kết

Trên đây là thông tin tổng hợp về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sưng phù đầu ở gà cũng như các biện pháp trị bệnh và phòng bệnh. Hy vọng bài viết tại https://daga666.xyz/ mang đến nguồn tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc đang quan tâm về chủ đề này.

XEM THÊM: Chiến Kê Gà Chân Điểm – Dân Sành Gà Đá Nhìn Là Mê

Link đăng kí chơi cá cược đá gà – Link Vip – Link không bị chặn

nhiemvumoingay 7

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *