Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Gà Nguy Hiểm Ra Sao? Cách Điều Trị

0
(0)

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là một trong những căn bệnh có tính truyền nhiễm cao, dễ gây thiệt hại cho chủ trại khi chăn nuôi quy mô lớn. Gà nhiễm bệnh này sẽ suy giảm sức khỏe nhanh chóng, thậm chí có thể tử vong trong ít ngày. Bởi vậy, người nuôi gà cần trang bị kiến thức đầy đủ để xử lý nhanh và đúng cách khi phát hiện đàn gà nhiễm bệnh. Trong bài viết này, DAGA666 sẽ cung cấp mọi thông tin mà bạn cần biết về căn bệnh tụ huyết trùng và cách chữa trị cho gà nuôi, gà đá đang mắc bệnh.

Link đăng kí chơi cá cược đá gà – Link Vip – Link không bị chặn

10

1. Bệnh tụ huyết trùng ở gà là gì?

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là chứng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp ở các loài gia cầm. Nó gây ra những tình trạng như: Nhiễm trùng huyết dưới da, niêm mạc, gan; Xuất huyết. Không chỉ gà mà các loài gia cầm, chim cảnh khác đều có thể mắc bệnh tụ huyết trùng. 

Đối với bệnh xảy ra ở gà, ông cha ta còn gọi là bệnh gà toi. Bệnh do vi khuẩn gây ra và lây lan rất nhanh trong đàn gà. Nếu nhiễm thể bệnh nặng, đàn gà có thể chết hàng loạt, gây tổn thất lớn cho người chăn nuôi.

benh tu huyet trung o ga cach tri

2. Vì sao bệnh tụ huyết trùng nguy hiểm đối với gia cầm?

Bệnh tụ huyết trùng dễ lây nhiễm chéo và lây nhanh trong đàn nên người chăn nuôi phải có biện pháp đề phòng sớm. Kể cả các sư kê nuôi gà chọi, gà đá thường nhốt riêng chuồng vẫn cần cảnh giác với căn bệnh này vì tính nguy hiểm của chúng:

  • Gà nhiễm bệnh có tỷ lệ chết cao (lên tới 90%).
  • Tốc độ lây bệnh nhanh. Chỉ trong ít ngày.
  • Gà nếu không chết thì cũng bị tật khớp, sức khỏe yếu đi. Gà chọi, gà đá cựa sắt từng nhiễm bệnh sẽ không còn khả năng thi đấu.

3. Nguyên nhân khiến gà mắc bệnh tụ huyết trùng

Vi khuẩn Pasteurella multocida, chủng Gram (-) là nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết trùng ở gà. Gà mắc phải loại vi khuẩn này qua lây nhiễm trực tiếp. Hoặc lây nhiễm chéo từ đàn gà mới nhập về, tiếp xúc với các loại gia cầm khác đang nhiễm bệnh. Vi khuẩn có thể tồn tại trên máng ăn, máng uống, lẫn trong phân, nền chuồng,…

Theo thống kê thì gà ở mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh tụ huyết trùng. Tuy nhiên, gà trong khoảng 3 – 4 tuần thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả. Do cơ thể còn yếu ớt, đang sinh trưởng, chưa có sức đề kháng hay thích nghi tốt với môi trường. Bởi vậy, nếu chăn nuôi quy mô lớn thì bạn nên tách đàn gà theo từng lứa để dễ chăm sóc, theo dõi.

4. Các triệu chứng của gà khi mắc bệnh tụ huyết trùng

Thời tiết ẩm ướt, nhiệt độ thay đổi những lúc giao mùa là xúc tác khiến bệnh thường chuyển sang quy mô dịch lớn. Đặc biệt là trong đàn gà ở lứa dưới hai tháng tuổi. Tùy theo thể bệnh gà mắc phải thì sẽ có những triệu chứng và diễn biến khác nhau. Cụ thể như sau:

Thể quá cấp tính

Đây là thể bệnh diễn biến nhanh và cực kỳ nguy hiểm khi bị bệnh tụ huyết trùng ở gà. Dù bạn chưa kịp quan sát, thấy rõ các triệu chứng thì gà đã chết ngay. Trước đó khoảng 1 – 2 giờ, chúng có biểu hiện ủ rũ cao độ. Khi gà chết, da tím bầm, miệng mũi chảy nước nhờn, có lẫn máu. Mồng gà căng phồng.

cach tri benh tu huyet trung o ga

Thể cấp tính

Đây là thể bệnh phổ biến nhất ở gà bị tụ huyết cầu với các triệu chứng như:

  • Sốt cao 41 – 42 độ.
  • Ủ rủ, tướng đi chậm chạp.
  • Lông xù, sã cánh.
  • Gà bỏ ăn. Có thể bị tiêu chảy. Phân màu trắng hoặc nâu.
  • Mũi miệng chảy nước bọt nhầy và lẫn máu nâu sẫm.
  • Gà khó thở, thở khò khè. Thậm chí có thể chết do ngạt thở.
  • Mào tím tái.

Thể mạn tính

Ở thể này, gà có các triệu chứng kèm theo như viêm khớp, viêm phúc mạc. Chúng khiến gà gầy rộc đi, di chuyển kém linh hoạt, ủ rũ và đi ngoài ra chất lỏng có bọt vàng giống như lòng đỏ trứng.

5. Cách điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng có thể khiến gà tử vong đột ngột hoặc để lại nhiều di chứng. Đối với những chiến kê đá hay thì mắc bệnh này coi như là phải giã từ sự nghiệp thi đấu. Còn nếu bạn chăn nuôi đàn gà lấy thịt, trứng quy mô lớn thì cần thực hiện nhanh các biện pháp cách ly – điều trị theo đúng phác đồ như sau:

Cách ly gà bệnh

Nếu trong đàn xuất hiện gà chết đột ngột hoặc có những triệu chứng sớm như ủ rũ, chán ăn, tím mồng (mào) thì bạn cần thực hiện việc cách ly. Phân chia gà bệnh, gà đã tiếp xúc với gà bệnh hoặc dùng chung máng ăn, máng uống với các gia cầm khác. Đồng thời, tiến hành việc vệ sinh, khử khuẩn khu chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi. 

Dùng kháng sinh điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bạn có thể lựa chọn một trong hai phác đồ điều trị tùy thuộc vào tình trạng của đàn gà.

Phác đồ 1: Sử dụng kháng sinh cho gà bệnh sẽ giúp chúng tạo nên kháng thể chống chọi với vi khuẩn. Cách sử dụng là pha kháng sinh vào nước uống hoặc trộn trực tiếp trong thức ăn theo một trong các công thức sau đây:

  • Bio Amoxicillin 10g/100kgP/ngày x 3 ngày.
  • Ampicoli 10g/100kgP/ngày x 3 ngày.
  • Norflox-10: 25ml/100kgP/ngày x 3 ngày.
  • T. Colivit: 20g/100kgP/ngày x 3 ngày.

Phác đồ 2: Dùng LINSPEC 5/10 hoặc LINCOSPECTOJECT: Đây là phác đồ điều trị trong trường hợp gà chết nhanh. Bạn có thể tiêm cho cả đàn theo liều lượng 1ml/3-4 kg gà. Tiêm mỗi ngày 1 lần và liên tục trong 3 ngày. Sau đó, tiếp tục cho gà điều trị theo phác đồ 1 thêm từ 2 – 3 ngày nữa để chúng khỏi hoàn toàn.

Bổ sung chất điện giải và vitamin cần thiết

Vai trò của kháng sinh là phòng chống lại quá trình phát triển của vi khuẩn và trị trực tiếp các triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà. Tuy nhiên, do cơ thể của chúng bị suy yếu nên rất cần sự bổ sung các vitamin, chất điện giải để tiếp thêm năng lượng. Một số loại chất điện giải kết hợp mà bạn nên pha chung vào nước uống, thức ăn cho gà bệnh bao gồm: Amilyte, Livercin, Zymepro,… Cùng với đó, kết hợp với các loại thuốc giải độc gan thận, tăng cường sức đề kháng cho gà như là: Permasol, Nopstress.

benh tu huyet trung o ga la gi

6. Biện pháp phòng bệnh chủ kê cần lưu ý

Đối với bệnh có tính lây lan nhanh như tụ huyết trùng, việc phòng bệnh cần được đặt lên hàng đầu để giảm thiểu nguy cơ và thiệt hại tối đa cho đàn gà. Trong đó, tiêm vacxin là biện pháp tốt nhất và cần được thực hiện theo đúng khuyến nghị của chuyên gia. Sau đây là những biện phòng bệnh tụ huyết trùng cho gà:

  • Tiêm vacxin tụ huyết trùng: Gà cần được tiêm vacxin trước 1 tháng tuổi. Có thể dùng loại vacxin vô hoạt tụ huyết trùng gia cầm 0.5ml cho một con gà. Sau liều thứ nhất có thể tiêm nhắc lại trong khoảng 4 – 6 tháng sau đó. Nếu bạn tự mua vacxin để tiêm thì nên bảo quản chúng ở nhiệt độ từ 2 – 5 độ C khi chưa dùng tới.
  • Vệ sinh chuồng trại kết hợp khử khuẩn định kỳ: Ngoài quét dọn khu vực chuồng trại, xử lý chất thải thì cũng cần chú ý đến việc làm sạch máng ăn, máng uống chung. Đồng thời, rắc vôi bột, men vi sinh trong trấu độn chuồng để tránh vi khuẩn sinh sôi. Quy trình khử khuẩn nên được thực hiện cách 1 – 2 tuần/lần ở cả trong và xung quanh chuồng nuôi.
  • Theo dõi và tăng cường sức đề kháng cho đàn gà: Theo dõi thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm các trường hợp gà nhiễm bệnh. Đồng thời, bên cạnh chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, phải bổ sung thêm các chất điện giải, vitamin, rau xanh, cho gà vận động, đón nắng,… để tăng sức đề kháng toàn cơ thể.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ kiến thức tổng hợp về bệnh tụ huyết trùng ở gà mà các bạn chăn nuôi cần biết. Để tìm hiểu thêm các kiến thức chăm sóc gà và phòng chữa bệnh ở gà khác, hãy theo dõi các bài đăng mới nhất tại https://daga666.xyz/ nhé!

XEM THÊM: Thế Nào Là 1 Con Gà Chọi Đẳng Cấp? Lưu Ý Khi Mua Gà Danh

Link đăng kí chơi cá cược đá gà – Link Vip – Link không bị chặn

nhiemvumoingay 7

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *