Gà bị khò khè, sổ mũi khi thời tiết trở lạnh không phải những chứng bệnh quá nguy hiểm. Mặc dù vậy, nếu không chữa trị kịp thời, đúng cách, để bệnh tích tụ lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng đến hô hấp và thể chất của gà. Vậy nên cách chữa gà bị khò khè như thế nào để trị bệnh dứt điểm mà không gây ra tác dụng phụ? Bài viết sau đây DAGA666 sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bạn đọc đang quan tâm về vấn đề này.
=> Gà Cuban là gì? Chi tiết tại: https://daga666.xyz/ga-cuban/
Mục lục
1. Triệu chứng khi gà bị lạnh, khò khè như thế nào?
Bạn có thể nhanh chóng nhận ra tình trạng gà bị nhiễm lạnh, khò khè khó thở qua những quan sát hằng ngày hay việc lắng nghe hơi thở của chúng. Nếu để lâu ngày, bệnh có thể trở nặng với một số triệu chứng cụ thể như sau:
Gà ủ rũ và kém hoạt động
Do hô hấp khó khăn nên gà ngại vận động hơn bình thường. Nếu thấy gà ít di chuyển so với thường ngày, đứng ủ rũ trong góc tường, góc chuồng thì có thể chúng đang bị khó thở hoặc lên cơn sốt vì nhiễm lạnh.
Gà kém ăn, bỏ bữa
Sức khỏe yếu khiến cho gà chán ăn, biếng ăn hơn. Nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến việc suy nhược, cơ thể gầy yếu và bệnh tình trở nặng thêm.
Rụng lông
Tình trạng biếng ăn khiến gà không nhận được đủ lượng dưỡng chất cần thiết. Do đó, bộ lông thường xơ xác và rụng nhiều. Những vùng lông cánh, lông đuôi thường là vị trí rụng lông đầu tiên.
Gà khó thở, chảy nước mũi, có đờm
Khi bệnh trở nặng, gà càng khó thở do đờm đặc bao quanh cổ họng, gây cản trở quá trình trao đổi khí. Một số triệu chứng khác về đường hô hấp cũng xuất hiện như: chảy nước mũi, viêm xoang… Để dễ chịu hơn, gà thường khò khè, khạc đờm, lắc đầu nhằm loại bỏ chúng. Màu sắc của nước mũi, đờm càng vàng đậm thì bệnh càng nặng.
Gà bị tiêu chảy, phân màu trắng xanh
Những rối loạn về đường hô hấp cũng gây ra phản ứng khác thường ở hệ tiêu hóa. Khi gà bị lạnh, khò khè khó thở thì chúng thường bị đi ngoài. Phân lỏng và có màu trắng xanh.
Gà mái giảm đẻ
Với cơ thể suy yếu, dinh dưỡng không hấp thụ đủ thì gà mái nhiễm bệnh sẽ bị giảm năng suất đẻ trứng. Không chỉ sản lượng trứng giảm mà tỷ lệ ấp nở cũng kém đi.
2. Nguyên nhân khiến gà nhiễm lạnh, khò khè sổ mũi
Với khí hậu lạnh giá ở miền Bắc vào vụ đông xuân thì gà rất dễ bị nhiễm lạnh nếu không được che chắn chuồng trại, nuôi thả đúng cách. Kể cả vào mùa hè, nếu trời mưa hoặc trở lạnh đột ngột thì gà vẫn dễ nhiễm lạnh. Những triệu chứng khò khè, sổ mũi là cách mà cơ thể gà phản ứng lại khi bị lạnh.
Một nguyên nhân khác khiến gà khò khè, khó thở lâu ngày không khỏi là chúng bị hen. Ngoài nguyên nhân do thời tiết thì gà đá vừa đi trường về mà không được vỗ dãi, vỗ đờm thường xuyên cũng có thể mắc hen nặng, rất khó chữa.
Bên cạnh đó, việc nuôi nhốt chung đàn cũng khiến bệnh lây truyền từ gà nhiễm bệnh sang gà khỏe mạnh. Mặc dù vậy, căn bệnh này không có tốc độ lây lan nhanh và rộng như virus hay bệnh dịch khác.
3. Những bài thuốc, cách chữa gà bị khò khè lên đờm
Việc chọn thuốc chữa gà bị lạnh, khò khè còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Vậy gà bị khò khè uống thuốc gì thì sẽ nhanh khỏi? Bạn có thể sử dụng thuốc do bác sĩ thú y kê đơn hoặc áp dụng những cách chữa gà bị khò khè hiệu quả như sau:
Cách chữa gà bị khò khè bằng thuốc
Nếu chiến kê sắp có trận đá gà trực tiếp cựa sắt hay đá gà đòn quan trọng thì bạn sẽ cần sử dụng đến những loại thuốc có hiệu quả nhanh mà không gây ra tác dụng phụ. Gà chiến sẽ mau khỏi bệnh mà không bị mệt người. DAGA666 có thể gợi ý một số loại thuốc sau đây đã được nhiều người áp dụng thành công:
- Thuốc Ery cho gà. Thuốc đặc trị gà bị khò khè có đờm. Liều dùng trong 3 ngày. 2 ngày đầu, mỗi ngày dùng 1 viên, chia làm 2 lần uống (sáng ½ và chiều ½). Ngày cuối thì cho gà uống 1 viên vào buổi sáng và theo dõi thêm.
- Thuốc hen đỏ của Thái Lan. Là quốc gia có phong trào đá gà phát triển mạnh nên các bài thuốc cho gà chọi Thái Lan rất nổi tiếng. Với thuốc hen đỏ, bạn cần nhỏ trực tiếp vào cổ họng gà. Sử dụng 2 lần mỗi ngày, vào sáng và tối. Mỗi lần nhỏ 5 giọt. Chỉ sau 2 ngày, thuốc chữa gà bị lạnh, khò khè này sẽ cho thấy hiệu quả trị bệnh dứt điểm.
- Thuốc kháng sinh. Về cơ bản, không nên dùng đến kháng sinh để chữa gà bị lạnh, khò khè, nhất là khi bạn nuôi gà thịt. Kể cả với gà đá, dùng kháng sinh cũng khiến miễn dịch tự nhiên của chúng yếu dần đi. Tuy nhiên, nếu các bài thuốc khác không thể trị dứt điểm mà bạn cần gà mau khỏi bệnh để tham gia thi đấu thì nên dùng kháng sinh đúng liều. Một số kháng sinh cho gà gồm có: CRD-Pharm, Corymax-pharm, Streptomycin,… Sử dụng bằng cách trọn trực tiếp vào thức ăn, nước uống của gà chọi.
Cách chữa gà bị khò khè dân gian
Ngoài ra, bạn cũng có thể chữa chứng khò khè, khó thở do nhiễm lạnh ở gà bằng những phương pháp dân gian. Với những nguyên liệu đơn giản, gà được trị bệnh dứt điểm mà lại rất an toàn.
- Dùng tỏi chữa gà bị khò khè, khó thở: Tỏi được ví như loại kháng sinh tự nhiên, giúp gà tăng sức đề kháng mà không gây ảnh hưởng nào khác. Để sử dụng, bạn chỉ cần đập dập 1 – 2 nhánh tỏi và cho gà ăn trực tiếp. Nếu gà không chịu nuốt thì bạn có thể dùng xi lanh để cho chúng uống. Hoặc ngâm rượu tỏi mật ong để gà dễ uống hơn. Duy trì cho gà ăn tỏi đều đặn 2 bữa sáng, tối cho đến khi chúng khỏi hẳn mọi triệu chứng.
- Chữa khò khè cho gà bằng lá trầu không: Lá trầu không cũng có công dụng tương tự như tỏi. Bạn vò nát lá trầu, thêm một ít muối rồi cho gà ăn. Hoặc trộn thành dung dịch và bơm cho gà uống bằng xi lanh.
4. Những lưu ý để phòng bệnh gà đá bị khò khè
Chứng khò khè, khó thở ở gà không dễ mắc nếu bạn chuẩn bị tốt trong công tác phòng bệnh. Chủ yếu, chỉ cần bạn chăm sóc đàn gà cẩn thận, đúng cách, chúng sẽ có môi trường sống tốt và sức đề kháng cao trước những chứng bệnh thông thường.
- Đảm bảo chuồng trại sạch sẽ: Vệ sinh chuồng trại thường xuyên và độn chuồng với lớp trấu trộn cùng men vi sinh sẽ tạo ra nơi ở sạch sẽ cho đàn gà. Nhờ đó, mọi mầm bệnh sẽ bị đẩy lùi.
- Tiêm phòng vacxin đầy đủ: Gà cần được tiêm phòng vắc xin từ sớm và đủ các mũi cần thiết để có miễn dịch với những loại virus thường gặp. Chẳng hạn như: hen, đậu gà, Gumboro, Marek, Newcastle,… Gà khỏe mạnh từ nhỏ thì khi trưởng thành sẽ ít ốm bệnh hơn.
- Cách ly gà đang nhiễm bệnh: Dù căn bệnh khò khè không lây lan nhanh như virus nhưng nó vẫn có thể gà được nuôi cùng đàn, ăn chung máng mắc bệnh theo. Nếu bạn quan sát và nhận thấy gà nhiễm bệnh thì nên tách đàn để điều trị, chăm sóc riêng.
- Vỗ đờm vỗ dãi sau khi gà đi trường về: Sau những trận đá gà cựa sắt, đá gà đòn kịch liệt, gà có thể tồn đọng một lượng lớn đờm, dãi trong cổ họng. Bạn hãy xử lý bằng cách dùng một chiếc lông gà thấm nước, luồn vào cổ họng để chúng khạc ra đờm. Một phương pháp khác là dùng lá ngải cứu pha với nước. Sau đó, nhỏ dung dịch này cho gà uống.
Ngoài ra, đừng quên đảm bảo chế độ dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng chuồng nuôi,… để gà phát triển khỏe mạnh.
5. Lời kết
Với những chia sẻ trên đây, DAGA666 hy vọng rằng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về cách chữa gà bị khò khè. Nên nhớ rằng, tùy vào tình trạng cụ thể, hãy lựa chọn phương pháp chữa trị hợp lý để gà mau khỏe mà không gây ra tác dụng phụ nhé!
Xem thêm: Điểm danh các trại gà tại Cà Mau uy tín chất lượng
Zalo Hỗ Trợ: 0569679461 – Trại Gà A Chiến Tg