Tình trạng gà bị ốm rạc, sức khỏe giảm sút khiến các sư kê không khỏi lo lắng. Bởi chiến kê không đạt tiêu chuẩn về cân nặng cũng như thể lực để lên sới. Vấn đề này có thể được giải quyết dứt điểm bằng phương pháp nuôi gà đá với chế độ dinh dưỡng, tập luyện, nghỉ ngơi đúng cách. Hãy để DAGA666 bật mí cho bạn.
Link đăng kí chơi cá cược đá gà – Link Vip – Link không bị chặn
Mục lục
1. Tìm hiểu nguyên nhân khiến gà bị ốm rạc
Gà bị ốm rạc (gà bị suy) thường tỏ ra chán ăn, uể oải, lười vận động. Cơ thể chúng gầy yếu, lông khô xơ xác và thường dễ ốm vặt. Với thể trạng như vậy thì chúng không có được phong độ cao khi thi đấu. Thậm chí, gà suy dinh dưỡng và không đủ cân nặng theo quy định của chạng đấu. Một số nguyên nhân thường gặp khiến gà bị suy, giảm cân, không chịu đá gồm có:
Phương pháp nuôi gà đá chưa đúng cách
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng chủ yếu vẫn đến từ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập chưa thực sự phù hợp. Gà chọi, gà đá cựa sắt có cường độ vận động mạnh và nhiều hơn so với gà nuôi để lấy thịt. Do đó, chế độ ăn cần tăng cường protein, mồi tươi, các loại vitamin, khoáng chất cần thiết.
Gà bị ốm trong
Gà bị ốm trong là tình trạng gà mắc các bệnh ít biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. Tuy nhiên, chúng khiến cơ thể gà không hấp thụ được chất dinh dưỡng hoặc mắc chứng chán ăn. Chẳng hạn như: Gà bị bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm giun sán,…
Gà ốm rạc do điều kiện sống chưa phù hợp
Bạn xây chuồng trại ở nơi không thoáng khí, ẩm ướt cũng khiến gà dễ sinh bệnh, ốm vặt. Dẫn đến tình trạng còi cọc, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, quy trình vệ sinh chuồng trại không được thực hiện thường xuyên, khiến nơi ở, máng ăn, máng uống chứa nhiều vi khuẩn. Gà sinh sống trong điều kiện như vậy rất dễ mắc bệnh về đường ruột, tiêu chảy, khiến người ốm rạc, sụt cân.
Thời tiết thay đổi lúc giao mùa cũng có thể làm cho gà giảm ăn, lười vận động. Do đó, việc thiết kế chuồng trại đúng hướng, đảm bảo sự thoáng khí, nhiệt độ phù hợp là rất quan trọng.
Gà bị suy do tập luyện và thi đấu
Trải qua một trận đá gà khốc liệt, chiến kê có thể bị thương vào nội tạng hay bị đau vào xương. Tuy nhiên, do không có vết thương bên ngoài nên chủ kê không để ý đến. Cũng vì vậy mà gà chán ăn, bỏ bữa, lâu hồi phục.
Bên cạnh đó, trong quá trình cho gà tập luyện, thực hiện các phương pháp vần đòn, om bóp, nếu chủ kê làm chưa đúng cách thì cũng ảnh hưởng đến thể trạng của gà. Gà bị đau hoặc mất sức, gây ra tình trạng uể oải, ốm rạc.
“Bắt đúng bệnh tìm đúng thuốc”, chủ kê cần tìm hiểu nguyên nhân để có phương pháp nuôi gà đá thích hợp hơn, giúp gà chóng hồi phục, lấy lại phong độ đỉnh cao trên sới đá.
2. Phương pháp nuôi gà bị suy lấy lại phong độ nhanh nhất
Gà bị suy do mắc bệnh thì chủ kê cần điều trị cho chúng theo đơn thuốc của chuyên gia. Ngoài ra, bạn cần nuôi gà đá đúng phương pháp, điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập và đảm bảo môi trường sống phù hợp để chúng mau chóng lấy lại phong độ.
Chế độ dinh dưỡng
Nếu gà đã được trị bệnh về tiêu hóa, tẩy giun mà vẫn không tăng cân lại thì bạn cần xem xét thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày. Nuôi gà đá sẽ có chế độ ăn khác với nuôi gà thịt. Trong tình trạng gà ốm rạc thì bạn cần lưu ý:
- Bổ sung thêm cám công nghiệp, thay vì chỉ cho gà đá ăn thóc.
- Tăng cường các loại rau nhiều vitamin, xà lách, cà chua, cà rốt, bí đỏ, giá đỗ,…
- Thêm tỏi vào khẩu phần ăn để kích thích tiêu hóa, chuyển hóa chất.
- Hạn chế cho gà ăn mồi sống. Nên nấu chín, khử khuẩn để tránh việc gà mắc giun sán, khiến tình trạng ốm rạc, giảm cân càng nặng thêm.
- Chia thành nhiều bữa nhỏ với khẩu phần ít hơn để gà dễ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Sau khi gà ăn xong, nên cho chúng ra sân bãi để đi bộ, vận động, tắm nắng.
Chế độ tập luyện giúp gà bị suy hồi phục phong độ
Trong thời gian gà bị suy thì nên tránh các bài tập nặng. Đặc biệt là không vần, xổ vì dễ khiến chúng càng mất sức và dễ đổ bệnh. Chủ kê cũng nên dừng việc om bóp, vào nghệ bởi nó khiến gà bị siết cân.
Bài tập thích hợp nhất là chạy bộ. Thời gian chạy trong khoảng 5 – 7 phút, có thể kết hợp dùng máy chạy chuyên dụng. Nếu thời tiết nắng ấm thì nên cho gà phơi nắng vào khoảng đầu giờ sáng và chiều mát. Đây là thời điểm tốt để gà hấp thụ vitamin D, canxi mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đảm bảo điều kiện môi trường sống cho gà đá
Gà bị suy cần nghỉ ngơi ở nơi ấm áp, tránh gió. Bạn có thể sử dụng bìa cát tông để che chắn chuồng gà. Gà bệnh cần được nuôi nhốt riêng, tránh lây vi khuẩn, virus cho cả đàn.
Ngoài ra, việc vệ sinh, khử khuẩn chuồng trại cần được thực hiện định kỳ. Các máng ăn, máng uống, nền chuồng phải cọ rửa thường xuyên, tránh cho vi khuẩn sinh sôi.
Kết hợp thuốc điều trị thích hợp
Nếu tìm ra nguyên nhân bệnh do nhiễm khuẩn đường ruột hay bị giun sán thì bạn có thể mua thuốc điều trị hoặc chữa cho gà bằng các phương pháp dân gian. Ngoài ra, các sư kê thường sử dụng một số loại thuốc sau đây khi gặp tình trạng gà bị suy:
- Thuốc trợ lực cho gà đá của Thái Lan: Boganic và Enervon C theo liều dùng: 1 viên mỗi loại/lần/ngày. Dùng đủ liều trong từ 7 – 10 ngày.
- Tiêm Catosal.
- Cho gà uống men tiêu hóa.
Lời kết
Qua bài viết này, DAGA666 đã chia sẻ những kinh nghiệm để nuôi gà bị ốm rạc (gà bị suy) mau lấy lại phong độ. Đây không phải một bệnh gà quá nguy hiểm nên các bạn chỉ cần tìm hiểu nguyên nhân và bốc thuốc đúng bệnh, kiên trì chăm sóc gà đúng cách thì chiến kê sẽ nhanh khỏe lại.
XEM THÊM: Các Lối Đá Của Đá Gà Cựa Sắt Thomo Không Phải Ai Cũng Biết
Link đăng kí chơi cá cược đá gà – Link Vip – Link không bị chặn