7 Nguyên Nhân Khiến Gà Ngưng Đẻ Trứng Và Biện Pháp Khắc Phục

90 / 100
0
(0)

Bạn đang lo lắng khi chăn nuôi gà mà gặp tình trạng hiệu suất sinh sản suy giảm? Hãy tìm hiểu ngay những nguyên nhân khiến gà ngưng đẻ trứng cũng như cách khắc phục cụ thể trong từng trường hợp.

Link đăng kí chơi cá cược đá gà – Link Vip – Link không bị chặn

728 X 70

=> ĐÁ GÀ ONLINE TRỰC TIẾP MIỄN PHÍ: https://daga666.xyz/da-ga-truc-tiep/

1. Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt

Trong độ tuổi sinh sản, gà mái cần được cho ăn uống theo chế độ phù hợp và cân bằng. Điều này giúp chúng phát triển, duy trì năng lượng và dưỡng chất cần thiết. Qua đó, quá trình hình thành trứng được diễn ra với năng suất mà người chăn nuôi mong đợi. Nhóm chất quan trọng nhất đối với gà đang trong thời kỳ đẻ trứng bao gồm: Protein, một số axit amin, canxi,…

Cụ thể, nguyên nhân khiến gà ngưng đẻ trứng hoặc giảm năng suất nếu chế độ ăn uống thiếu hụt như sau:

  • Lượng thức ăn quá ít: Dinh dưỡng không đủ khiến gà không thể tổng hợp được axit amin cần thiết cho việc trao đổi chất. Chẳng hạn như: Methionine và lysine. Gà không được ăn trong nhiều giờ, bị quên bữa cũng là nguyên nhân gây ra việc giảm đẻ trứng.
  • Thiếu canxi: Canxi có vai trò quyết định trong việc hình thành vỏ trứng gà. Nên khi gà đến kỳ sinh sản, bạn cần bổ sung nhóm thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn của chúng. Thiếu hụt canxi còn có thể khiến vỏ trứng mỏng, dễ hỏng và tỷ lệ nở thấp.
  • Muối quá nhiều hoặc quá ít: Nếu thừa muối thì gà có thể bị tiêu chảy và kém ăn. Trong khi thiếu muối thì trong đàn gà sẽ xảy ra việc cắn mổ nhau, gây thương tích, giảm sản lượng trứng.
  • Thiếu nước: Gà thiếu nước trong nhiều giờ cũng gây ảnh hưởng đến năng suất đẻ trứng.
Nguyên nhân khiến gà ngưng đẻ trứng
Nguyên nhân khiến gà ngưng đẻ trứng

Cách khắc phục gà giảm đẻ trong trường hợp này là bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn với những lưu ý bên trên. Một số thực phẩm giàu canxi cho gà đẻ là: Ốc, vỏ ốc, vỏ sò, đá vôi,… Chú ý hàm lượng muối trong nhóm thức ăn như: Bột cá, bột thịt, bột whey, bột hướng dương,… Tỷ lệ muối trong thức ăn chỉ nên khoảng từ 0,3 – 0,5%.

2. Nhiệt độ môi trường chưa phù hợp

Nhiệt độ thích hợp nhất cho gà đẻ là từ 20 – 25°C. Nếu để nhiệt độ quá cao, gà sẽ nhanh hao nước, giảm ăn, chậm lớn, khó thở. Nhiệt độ thấp cũng gây ra các vấn đề về sức khỏe cũng là nguyên nhân khiến gà ngưng đẻ trứng.

Những cách khắc phục:

  • Xây dựng chuồng trại theo hướng kín gió về mùa lạnh, thông thoáng vào mùa hè.
  • Ổn định nhiệt độ chuồng nuôi.
  • Bố trí hệ thống đèn sưởi ấm trong mùa đông và quạt làm mát khi nhiệt độ quá cao.

3. Thời gian chiếu sáng trong ngày

Gà mái trong kỳ sinh sản rất nhạy cảm với thời gian chiếu sáng trong ngày. Chúng cần được đón ánh sáng 14 – 16 giờ trong ngày để duy trì năng suất đẻ trứng. Tuy nhiên, vào mùa đông hoặc những ngày mưa liên tiếp, chúng ta khó có thể cho gà phơi nắng tự nhiên.

Bạn có thể khắc phục bằng cách tạo hệ thống chiếu sáng nhân tạo cho chuồng trại bằng bóng đèn sợi đốt. Tuy nhiên, chớ nên lạm dụng mà hãy tranh thủ ngày thời tiết đẹp để chăn thả gà tự nhiên.

Nguyên nhân khiến gà ngưng đẻ trứng
Nguyên nhân khiến gà ngưng đẻ trứng

4. Năng suất sinh sản giảm do tập tính ấp trứng

Gà mái thường có tập tính ấp trứng nhưng điều này lại là nguyên nhân khiến gà ngưng đẻ trứng. Đặc biệt là gà được nuôi thả tự nhiên trong khoảng thời gian đầu năm. Bạn có thể loại bỏ tập tính này khỏi gà mẹ, bằng cách nhặt trứng ra khỏi ổ và sử dụng máy ấp trứng.

Ngày nay, những chiếc máy ấp trứng tự chế vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí lại có hiệu quả tốt hơn việc để gà ấp nở tự nhiên.

5. Gà đang thay lông

Không chỉ gà được nuôi để tham gia đá gà trực tiếp cựa sắt mới nhạy cảm trong giai đoạn thay lông. Quá trình này cũng gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất đẻ trứng của gà mái. Thông thường, sau khoảng 5 tháng từ khi bắt đầu đẻ, gà mái sẽ thay lông mới. Nó thường bắt đầu vào tháng 9, tháng 10 đối với gà thả vườn tự nhiên. Trong khi đó, gà nuôi công nghiệp có thể thay lông vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. 

Ở giai đoạn này, gà cần bổ sung lượng dinh dưỡng cao hơn và chúng rất dễ ốm. Những vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất đẻ trứng. Về cách khắc phục, ngoài việc tăng cường lượng thức ăn thì bạn cần lưu ý:

  • Bổ sung protein trong khẩu phần ăn hoặc thực phẩm chức năng cho gà đẻ đang thay lông.
  • Phân loại những con gà đang thay lông ra khỏi đàn để chăm sóc riêng. Bổ sung gà mới để đảm bảo tổng sản lượng trứng.

6. Tuổi của gà

Gà mái thường bắt đầu đẻ trứng khi đủ 18 – 22 tuần tuổi. Năng suất đẻ tốt nhất ở khoảng 6 – 8 tuần sau đó. Tuy nhiên, chúng sẽ giảm đẻ và dần ngưng đẻ sau khoảng 12 tháng. Lúc này, người chủ trại sẽ cần bắt đàn gà mới để thay thế.

Nguyên nhân khiến gà ngưng đẻ trứng
Nguyên nhân khiến gà ngưng đẻ trứng

7. Gà mắc bệnh

Ngoài các bệnh cúm, gà bị khò khè thường gặp khi thời tiết giao mùa thì một số chứng bệnh sau đây cũng là nguyên nhân khiến gà ngưng đẻ trứng:

  • Hội chứng giảm đẻ EDS’76 do Adenovirus.
  • Bệnh dịch tả.
  • Marek.
  • Viêm gan do vi khuẩn Vibrio.
  • Bệnh bạch lỵ.

Để bệnh dịch, virus, vi khuẩn không ảnh hưởng đến năng suất đẻ của gà thì người chăn nuôi cần thực hiện tốt các lưu ý sau:

  • Tiêm phòng đủ mũi và đúng lịch theo khuyến nghị của chuyên gia.
  • Giữ vệ sinh chuồng trại, khử khuẩn thường xuyên.
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Cách ly gà mắc bệnh ra khỏi đàn từ sớm.

Lời kết

Tổng kết lại daga666, có thể thấy nguyên nhân khiến gà ngưng đẻ trứng sẽ đến từ nhiều vấn đề. Người chăn nuôi cần quan sát đàn gà thường xuyên và có kế hoạch phân nhóm chăm sóc theo độ tuổi để tối ưu các phương pháp chăm sóc gà đẻ trứng.

Xem Thêm: Trị Hư Đế Chân Cho Gà Đá (Thối Đế Chân) Một Cách Triệt Để

Đăng Ký Nhận Khuyến Mãi

1170 X 70

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *