Lịch Tiêm Vacxin Phòng Bệnh Newcastle Ở Gà Như Thế Nào?

82 / 100
0
(0)

Newcastle hay bệnh gà rù được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trong chăn nuôi gia cầm. Nếu không thực hiện tiêm vacxin phòng bệnh Newcastle ở gà, kết hợp cùng những biện pháp phòng dịch đúng cách thì bạn có khả năng phải chịu thiệt hại kinh tế lớn. Đặc biệt là trong thời điểm thời tiết giao mùa, khí hậu thay đổi đột ngột thì càng phải chú trọng công tác phòng bệnh. Bài viết sau đây DAGA666 sẽ tổng hợp mọi thông tin về tiêm vacxin phòng bệnh Newcastle ở gà. Nếu bạn quan tâm hãy dành ra ít phút để tìm hiểu và có thêm kiến thức chăm sóc cho đàn gà của mình nhé!

 

728 X 70

1. Tìm hiểu về bệnh Newcastle ở gà

Newcastle là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm ở gà. Nó có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng phổ biến nhất là mùa đông. Sau đây là một số thông tin cụ thể về dịch bệnh này.

Bệnh Newcastle ở gà là gì? Căn nguyên gây bệnh?

Bệnh Newcastle (Newcastle Disease: ND) ở gà là một căn bệnh gà truyền nhiễm do tác nhân là virus thuộc nhóm Paramyxo gây ra. Nó còn được biết đến với cái tên quen thuộc hơn là “bệnh gà rù” hay “dịch tả gà”.

Virus này có thể xuất hiện ở hầu hết các loài gia cầm cho tới các loài chim hoang dã. Chúng có nhiều biến chủng với mức độ độc lực khác nhau. Mức độ lây lan khá nhanh, tùy theo từng chủng của virus và gây ra những bệnh tích khác nhau. Chẳng hạn như: gà bị khó tiêu, khó thở, ốm yếu, chảy nước mắt, tiêu chảy,… Thậm chí, nếu không dứt bệnh, gà có thể chết với số lượng lớn.

Về cơ bản, bệnh Newcastle ở gà được chia thành 4 thể bệnh theo các tác nhân sau đây:

  • ND – Velogenic Viscerotropic: Chủng độc lực mạnh. Gà mắc bệnh có thể chết phôi trong vòng 50 giờ. Đặc biệt, gà con rất mẫn cảm với bệnh.
  • ND – Neurotropic Velogenic: Thể cấp tính. Gây tổn thương về thần kinh, hệ tiêu hóa.
  • ND – Mesogenic: Chủng độc vừa. Tùy vào đường lây nhiễm mà gây ra mức độ nguy hiểm khác nhau.
  • ND – Lentogenic: Chủng độc yếu. Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với biểu hiện bệnh nhẹ. Chủng này đã được nghiên cứu để tạo ra thuốc tiêm vacxin phòng bệnh Newcastle ở gà.
Vacxin phòng bệnh Newcastle ở gà
Vacxin phòng bệnh Newcastle ở gà

Bệnh Newcastle truyền nhiễm qua những con đường nào?

Virus Paramyxo có thể lây truyền qua nhiều cách thức khác nhau, gây ra bệnh Newcastle ở gà. Trong đó, chủ yếu nhất là qua đường hô hấp và tiêu hóa. Những nguyên nhân khiến cho đàn gà của bạn có thể mắc dịch Newcastle:

  • Do tiếp xúc với gia cầm hoặc chim hoang dã mang mầm bệnh.
  • Dụng cụ chăn nuôi chứa mầm bệnh.
  • Virus có trong không khí, dễ lây lan trong thời điểm giao mùa, thời tiết ẩm ướt.
  • Gà chọi ăn phải thức ăn có lẫn phân của gà bệnh.

Triệu chứng và bệnh tích

Triệu chứng gồm các biểu hiện bệnh bên ngoài, thường xuất hiện sau khoảng 2 – 14 ngày ủ bệnh. Các dấu hiệu rất dễ nhận biết, tùy thuộc vào chủng độc mà gà đã nhiễm.

  • Chủng độc mạnh: Gà lờ đờ, thở mạnh và ho. Mũi và mắt chảy dịch nhờn. Mào, mồng gà bị tím, phù đầu. Bị tiêu chảy có khi kèm theo máu. Sau 4 – 5 ngày nhiễm virus có biểu hiện triệu chứng về thần kinh như: đi quay tròn, mỏ lung tung. Tỷ lệ chết lên tới 50 – 90%.
  • Chủng độc vừa: Gà giảm ăn, gà bị tiêu chảy. Phân có màu xanh hoặc hơi vàng. Gà ho và run rẩy. Sau 2 tuần nhiễm virus có những triệu chứng về thần kinh như bại liệt, đi quay tròn. Tỷ lệ chết từ 5 – 50%.
  • Chủng độc yếu: Chủ yếu xuất hiện triệu chứng về hô hấp như ho, thở khò khè vào ban đêm. Gà trưởng thành có sức đề kháng tốt hơn với dịch. Gà con có thể chết vì nhiễm bệnh, tuy nhiên số lượng ít, chỉ từ 1 – 10%.

Nếu phát hiện đàn gà có những triệu chứng trên thì bạn nên thăm khám thú ý ngay để phát hiện chủng bệnh, dựa vào mổ và quan sát các triệu chứng bệnh tích cụ thể.

  • Bệnh tích chủng Velogenic: Xuất huyết đường tiêu hóa, thực quản, dạ dày, ruột tịt, lỗ huyệt. Hạch ruột viêm đỏ, có thể xuất huyết. Xuất hiện dịch nhầy và phát ban ở niêm mạc mũi, khí quản. Buồng trứng sưng đỏ. Một số trứng bị teo. Trứng nhạt màu, nhỏ mềm.
  • Chủng Mesogenic: Gây ra bệnh tích ở đường hô hấp. Niêm mạc nề phù, đầy dịch nhờn, đôi khi có xuất huyết. Khoang miệng có dấu hiệu hoại tử. Đầu lách sưng to.
  • Bệnh tích chủng Lentogenic: Chủ yếu chỉ bị khí quản viêm nhẹ.
Vacxin phòng bệnh Newcastle ở gà ở đâu?
Vacxin phòng bệnh Newcastle ở gà ở đâu?

2. Tiêm vacxin phòng bệnh Newcastle ở gà như thế nào?

Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng bệnh Newcastle ở gà. Giúp bạn nâng cao hiệu suất chăn nuôi.

Lịch tiêm vacxin phòng bệnh Newcastle cho gà

Việc tiêm vacxin phòng bệnh Newcastle ở gà cần được thực hiện từ sớm và đầy đủ. Bao gồm các mũi như sau:

Lịch tiêm Loại Vacxin Liều dùng
Từ 1 – 7 ngày tuổi Vacxin Lasota lần 1 – Pha với 5ml nước cất.

– Nhỏ mắt, nhỏ mũi mỗi con gà 2 giọt

7 – 14 ngày tuổi Vacxin Newcastle chịu nhiệt – Không cần pha.

– Nhỏ mắt, mũi gà mỗi bên 2 giọt.

Từ 20 – 25 ngày tuổi Vacxin Lasota lần 2 Nhắc lại lần 1
2 tháng tuổi trở lên Vacxin Newcastle hệ 1 – Pha thêm 8ml nước cất.

– Tiêm dưới da, phía sau gáy hoặc màng cánh khoảng 0,4ml.

– Tiêm nhắc lại sau 4 tháng một lần.

Lưu ý rằng, bạn chỉ nên tiêm phòng cho những con gà đang khỏe mạnh. Trong thời gian trước và sau khi tiêm phòng, không nên cho gà đi đúc mái hoặc cho gà đá cựa sắt đi trường, vần đòn,…

Một số loại vacxin phòng bệnh Newcastle tốt nhất hiện nay

  • ND-IB: Vacxin nhập khẩu từ Hàn Quốc. Nó được sản xuất từ phôi trứng gà sạch có chứa chủng Lasota (thuộc nhóm độc nhẹ Lentogenic).
  • Bayovac®Poulshot® IB: Nhập khẩu từ Hàn Quốc. Có công hiệu cao trong việc phòng bệnh Newcastle và virus gây viêm phế quản truyền nhiễm trên gà. Sản phẩm được đánh giá cao về độ an toàn. Thường dùng cho gà từ 21 ngày tuổi trở lên.
  • Strain La Sota + Strain H52: Nhập khẩu từ Trung Quốc. Phòng ngừa bệnh Newcastle, dịch tả ở gà và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm.
  • Strain La Sota: Nhập khẩu từ Trung Quốc, thuộc dòng sản phẩm sinh học thú y công nghệ cao. Ngừa các chủng virus gây bệnh Newcastle độc lực thấp và chủng Lasota.

Ngoài ra, trong quá trình chăn nuôi gà, bạn đừng quên bổ sung các loại thuốc bổ trợ giúp tăng sức đề kháng và tăng trưởng nhanh như là: 

  • Vitamin nhóm A, B, C, D, E, K.
  • Thuốc bổ thận Lesthionin.
  • Điện giải B – Complex
Tiêm Vacxin phòng bệnh Newcastle ở gà ở đâu?
Tiêm Vacxin phòng bệnh Newcastle ở gà ở đâu?

3. Một số lưu ý khác về phòng bệnh Newcastle ở gà

Thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch để bảo vệ sự an toàn cho trang trại của bạn:

  • Vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Khử trùng, sát khuẩn định kỳ bằng vôi bột hoặc thuốc chuyên dụng.
  • Rửa sạch máng ăn uống, tránh để vương dính các chất thải của gia cầm.
  • Trộn chất độn chuồng cùng men vi sinh để hút ẩm, giảm khí độc, ức chế mầm bệnh và giữ vệ sinh chung.
  • Kiểm soát chặt chẽ đầu vào để ngăn gà chọi, gà kiểng tiếp xúc với gia cầm, chim hoang dã bị bệnh khác.
  • Sau khi nhập gà mới về, nên nuôi nhốt riêng để theo dõi trước khi chăn thả chung.

Trong trường hợp phát hiện đàn gà mắc dịch Newcastle, bạn cần báo ngay cho cán bộ thú y để được hỗ trợ nhanh nhất. Gà mắc dịch cần được cách ly. Tuyệt đối không bán gà bệnh, ăn thịt gà có nguy cơ nhiễm bệnh. Đối với gà đã chết, cần xử lý đúng cách, không vứt xác ra khu vực xung quanh.

4. Lời kết

Trên đây là những kiến thức tổng hợp về bệnh Newcastle gây ra dịch tả gà từ http://daga666.com/. Hy vọng rằng bạn đọc đã nắm rõ hướng dẫn về tiêm vacxin phòng bệnh Newcastle ở gà cũng như những lưu ý quan trọng để phòng dịch bệnh nguy hiểm này.

1170 X 70

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *